NHÀ RIÊNG TẠI TP.HCM TĂNG GIÁ BẤT CHẤP DỊCH BỆNH

Bất chấp tác động của dịch bệnh, nhà liền kề và biệt thự tại TP.HCM vẫn được quan tâm và tăng giá do nguồn cung khan hiếm.

Sự thay đổi về không gian và thói quen làm việc, sinh hoạt của người dân sau đại dịch Covid-19 tác động mạnh lên thị trường bất động sản nhà ở với những yêu cầu cao về không gian sống.

Trong khi tại nhiều nước, số lượng giao dịch đã tăng đáng kể trong nửa đầu thì lượng giao dịch nhà ở tại Việt Nam lại ghi nhận mức giảm.

Theo số liệu của Savills Research, tại TP.HCM, số lượng giao dịch biệt thự và nhà liền kề trong quý II/ giảm 33% theo năm. Những lý do tác động có thể kể đến như người mua trở nên thận trọng hơn trước dịch bệnh, nguồn cung hạn chế hơn và số lượng tồn kho có là tài sản có giá thành cao.

Nguồn cung hạn chế đồng thời khiến gia tăng khi các đợt mở bán bị hoãn và vấn đề pháp lý tồn đọng của một vài dự án.

Giao dịch giảm, giá nhà vẫn tăng nhanh

Ông Vincent Nguyễn, Giám đốc Bộ phận Kinh doanh nhà ở Savills TP.HCM, cho biết trong quý II, nguồn cung sơ cấp biệt thự và nhà liền kề tại TP.HCM ở mức thấp.

"Hạn chế trong nguồn cung sơ cấp và thứ cấp đã dẫn đến hiện tượng tăng giá. Tuy nhiên, với việc phát triển nhiều dự án tại các quận ngoại thành, vấn đề về nguồn cung sẽ được cân bằng trong tương lai", ông Vincent Nguyễn nhận định.

Mặc dù giao dịch giảm, tỷ lệ hấp thụ tại TP.HCM vẫn duy trì mức cao với 65%. Nguyên do của sự sụt giảm trong số lượng giao dịch là vấn đề khan hiếm nguồn cung kéo giá tăng và hàng tồn kho chủ yếu là các tài sản có giá trị trên 2 triệu USD.

"Nhu cầu đối với bất động sản thấp tầng sẽ được giữ vững. Phân khúc này cũng sẽ tiếp tục thu hút đầu tư, nhờ tỷ lệ hấp thu tốt, chất lượng sản phấm cao cùng hạn chế trong các lựa chọn đầu tư thay thế", ông Vincent Nguyễn chia sẻ thêm.

Báo cáo thị trường bất động sản quý III của Batdongsan.com.vn cũng cho thấy dù lượt quan tâm có giảm nhưng TP.HCM vẫn là thị trường có sức hấp dẫn nhất cả nước.

Trong khi số ca nhiễm tại TP.HCM có xu hướng tăng gấp nhiều lần các địa phương khác, nhu cầu tìm mua và sự quan tâm dành cho thị trường này vẫn ghi nhận mức độ cao nhất, mức giảm cũng chỉ ở tầm 17% so với con số 35-40% tại Hà Nội, Bình Dương hay các tỉnh thành có dịch bệnh khác.

Giá chào bán chung cư tại TP.HCM trong tháng 8 có xu hướng đi ngang so với tháng 7 nhưng lại tăng gần 9% so với cùng kỳ năm 2020.

Lý giải việc giá bất động sản vẫn có xu hướng tăng trong khi giao dịch giảm, ông Nguyễn Quốc Anh, Phó TGĐ Batdongsan.com.vn, nhận định hiện nay một lượng lớn tiền rút từ các lĩnh vực khác đang có xu hướng đổ vào bất động sản tìm cơ hội đầu tư đã tạo áp lực tăng giá.

"Kinh tế khó khăn do dịch Covid-19 thì nhu cầu nhà ở vẫn luôn cao. Càng trong dịch bệnh, người dân càng mong muốn sở hữu một ngôi nhà riêng an toàn. Các tháng tháng gần đây, do giãn cách xã hội, dòng tiền không trực tiếp chảy vào BĐS mà tập trung vào chứng khoán. Nhưng sau đó dòng tiền sẽ lại quay trở về với bất động sản", ông Quốc Anh phân tích.

Ngoài ra, ông Quốc Anh cũng cho rằng trong tình trạng đại dịch, dòng vốn từ nhiều nhà đầu tư không luân chuyển được vào các kênh sản xuất, tiêu dùng, lại không am hiểu về chứng khoán sẽ có xu hướng rót vào bất động sản. Đây là kênh đầu tư vốn luôn được đánh giá là an toàn, bền vững trong dài hạn.

Nhu cầu nhà ở tăng trên toàn cầu

Tại nhiều nơi trên thế giới, việc làm việc tại nhà đã khiến nhiều người nhận ra rằng ngôi nhà hiện tại không còn đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng. Sự thay đổi trong nhu cầu nhà ở theo đó đã thúc đẩy số lượng giao dịch gia tăng.

Với một số nước đang phục hồi sau dịch, thị trường đầu tư bất động sản toàn cầu đã chứng kiến sự thay đổi lớn trong đầu năm 2021 khi phân khúc nhà ở nhiều hộ gia đình vượt qua văn phòng để trở thành phân khúc lớn nhất toàn cầu. Trong 6 tháng đầu năm 2021, đầu tư vào phân khúc nhà ở toàn cầu tăng 35% so với cùng kỳ năm 2020.

Phân tích của Savills Research cho thấy các thành phố tại Trung Quốc và Singapore trong 6 tháng đầu năm 2020 đã ghi nhận sự sụt giảm trong giao dịch. Tuy nhiên vào nửa đầu năm 2021, giao dịch đã tăng trở lại, vượt mức trước đại dịch.

Tại nhiều nơi trên thế giới, xu hướng làm việc tại nhà đã khiến nhiều người nhận ra rằng ngôi nhà hiện tại không còn đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng. Sự thay đổi trong nhu cầu nhà ở theo đó đã thúc đẩy số lượng giao dịch gia tăng.

Nhiều thành phố tại Mỹ đã ghi nhận số lượng giao dịch hạn chế trong khoảng từ tháng 3-6 năm 2020. Tuy nhiên, vào tháng 9/2020, số lượng giao dịch đã vượt qua mức trung bình trước khi dịch và giữ ở mức cao liên tục trong nửa đầu năm 2021.

San Francisco là thị trường ghi nhận mức giảm lớn nhất. Tuy nhiên, thị trường đã nhanh chóng phục hồi và trở lại mức trước đại dịch vào tháng 7/2020 và vẫn giữ mức cao kể từ đó tới nay.

Trong khi đó, lượng giao dịch và giá trị bất động sản tại Miami đã tăng đáng kể, nhờ làn sóng di dân nội địa tới thị trường này. Lượng giao dịch trong nửa đầu năm 2021 tại đây được ghi nhận cao hơn 34% so với cùng kỳ năm 2019.

Thị trường bất động sản tại châu Âu ghi nhận sự phục hồi chậm hơn về khối lượng giao dịch trước đại dịch.

Lượng giao dịch tại Paris vẫn ở mức thấp và thị trường Madrid mới chỉ quay lại mức trước dịch vào tháng 3/2021.

Quý II vừa qua, thị trường bất động sản London ghi nhận mức giao dịch cao, khi người mua gấp rút hoàn thành giao dịch trước khi chương trình hỗ trợ ưu đãi thuế trước bạ của Chính phủ kết thúc vào cuối tháng 6/2021.

Thị trường Việt Nam hiện chưa ghi nhận sự thay đổi trong mô hình làm việc kết hợp như các thị trường khác, diện tích nhà ở vẫn khá nhỏ, thời gian di chuyển ngắn. Tâm lý hầu hết nhân viên đều mong muốn được đến văn phòng để giao lưu và kết nối với mọi người.

Về trung hạn, ông Vincent Nguyễn cho rằng khi các lệnh giãn cách đợi nới lỏng và các hoạt động kinh tế dần quay trở lại trạng thái bình thường, số lượng giao dịch bất động sản toàn cầu được kỳ vọng tăng trưởng. Các đô thị vẫn sẽ là điểm đến để sinh sống, làm việc và giải trí. Do vậy, nhu cầu đối với bất động sản đô thị sẽ tiếp tục gia tăng.

 Theo Zing.vn